In lụa là gì? Tìm hiểu quy trình in lụa và khi nào nên áp dụng phương pháp in lụa
- In lụa là gì?
- Quy trình in lụa cơ bản
- Trước khi tiến hành quy trình in lụa bạn cần chuẩn bị
- Sau khi đã chuẩn bị sẵn những dụng cụ cần thiết thì tiến hành quá trình in
- Ưu và nhược điểm của phương pháp in lụa
- Khi nào nên áp dụng phương pháp in lụa vào in ấn
- Dịch vụ in lụa lên bao bì nilon , bao bì giấy tại Bao Bì Thu Hồng.
In lụa là một phương pháp in ấn truyền thống, đơn giản và tiết kiệm chi phí. Để hiểu rõ hơn về In lụa là gì? Quy trình in lụa gồm những bước nào và khi nào thì nên áp dụng phương pháp in lụa? Thì mời các bạn cùng Bao Bì Thu Hồng tìm hiểu những thông tin bổ ích ngay dưới đây nhé.
In lụa là gì?
In lụa, hay còn được gọi là in lưới, là một phương pháp in ấn được đặt tên theo bản lưới của khung in, được làm bằng tơ lụa. Tuy nhiên, với sự phát triển của công nghệ hiện nay, phương pháp này đã được áp dụng cho nhiều nguyên liệu khác nhau như vải bông, vải sợi hóa học hay vải kim loại.
In lụa là một quy trình chuyên nghiệp và đòi hỏi sự tinh tế trong từng chi tiết. Quá trình này bắt đầu bằng việc chuẩn bị khung in, trong đó bản lưới sẽ được căng chắc và chính xác để tạo ra các khu vực in riêng biệt. Sau đó, một loại mực đặc biệt sẽ được áp dụng lên bản lưới và thông qua áp suất nhẹ, mực sẽ được truyền qua các khe hở trong lưới và chạm vào vật liệu in. Những khu vực không cần in sẽ được ngăn lại bằng hóa chất chuyên dụng, không cho mực thấm qua.
In lụa là kỹ thuật in ấn truyền thống đã tồn tại từ rất lâu đến nay. Đây là phương pháp in đơn giản, mang lại những sản phẩm với màu sắc đẹp và thẩm mỹ. được áp dụng trên nhiều vật liệu khác nhau như nilon, vải, giấy, thủy tinh…
Phương pháp in lụa đơn giản
Quy trình in lụa cơ bản
Trước khi tiến hành quy trình in lụa bạn cần chuẩn bị
Vật liệu cần in: Các vật liệu có thể là nilon, vải, giấy, thủy tinh, gỗ, kim loại,…
Phân lưới in: có thể là vải lụa tơ tằm, vải bông, vải cotton hay tấm lưới bằng kim loại. Lưới in sẽ được chia thành 1 phần là phần tư in và và phần tử không in.
Mực in: Chọn mực in riêng cho in lụa, có thể sử dụng mực sẵn có hoặc pha trộn để tạo màu mong muốn.
Thanh gạt: Chuẩn bị thanh gạt bằng gỗ bằng với kích thước khuôn in. Phần tiếp xúc với bề mặt vật liệu in phải bằng phẳng.
Bàn in: Chuẩn bị bàn in để đặt và gắn chặt vật liệu cần in. Thông thường, một lớp keo đặc biệt được sử dụng để ngăn vật liệu cần in di chuyển, đảm bảo quá trình in không bị lệch hoặc lem màu.
Sau khi đã chuẩn bị sẵn những dụng cụ cần thiết thì tiến hành quá trình in
Bước 1: Chuẩn bị khung và keo
- Chun bị khung bằng gỗ hình chữ nh.
- Pha keo PVA với độ sệt nhất định để phủ lên lưới in.
Bước 2: Chụp phim và tạo khuôn in
- Tráng keo lên lưới in và sấy khô.
- Đặt bảng phim lên keo và chụp dưới ánh nắng mặt trời hoặc ánh đèn trắng.
- Rửa khuôn in để mực thấm qua và in lên bề mặt.
Bước 3: Pha mực
- Pha trộn các màu cơ bản để tạo màu mực phù hợp với hình cần in.
Bước 4: Tiến hành in
- Cố định vật liệu cần in lên bàn in.
- Đặt khuôn vào vị trí, cho mực vào và kéo thanh gạt để mực thấm qua lưới in.
- Lặp lại ít nhất 2 lần để đảm bảo mực được phân bố đều.
Bước 5: Sấy khô hoặc phơi thành phẩm
- Sấy khô hoặc phơi sản phẩm từ 12 - 48 tiếng để hình in khô và bám chặt.
- Chuyển sang công đoạn tiếp theo.
Bước 6: Kiểm tra và hoàn thiện
- Kiểm tra kỹ lưỡng để đảm bảo hình in không có lỗi.
- Chỉnh sửa hoặc làm lại nếu cần thiết.
Bước 7: Đóng gói và vận chuyển
- Đóng gói sản phẩm để bảo vệ trong quá trình vận chuyển.
Qúa trình in lụa
Quy trình in lụa yêu cầu kỹ thuật cao và có thể phức tạp. Tuy nhiên, khi thực hiện đúng cách, nó sẽ tạo ra những sản phẩm in chất lượng và bền.
Ưu và nhược điểm của phương pháp in lụa
Ưu điểm
Chi phí đầu tư máy móc, dụng cụ in thấp
In lụa có thể in trên nhiều chất liệu khác nhau, ví dụ như nilon, vải, giấy, gỗ, thủy tinh
Phù hợp để in với số lượng nhỏ hoặc vừa
Chất lượng hình ảnh, màu sắc đậm, nổi bật, độ bám dính màu rất chắc, không sợ bong tróc hay bay màu.
Màu sắc có thể linh động điều chỉnh trong quá trình in.
Nhược điểm
Việc in lụa yêu cầu sử dụng khuôn riêng cho từng màu sắc và hình ảnh. Vì vậy nếu muốn in nhiều màu sắc khác nhau thì chi phí in cũng sẽ tăng lên đáng kể.
in lụa khó in được hình ảnh có nhiều màu. Do đó, hầu hết các sản phẩm in lụa chỉ được in một màu sắc.
Hình ảnh sau khi in có thể dễ dàng bị hỏng nếu không sử dụng mực đúng cách.
Mực trong quá trình in lụa bám chắc vào vật liệu và khó lau chùi. Do đó, việc giữ cho hình ảnh không bị lem ra bên ngoài là rất quan trọng và đòi hỏi sự cẩn thận.
Quá trình in lụa thường mất nhiều thời gian hơn vì phải thực hiện rất nhiều công đoạn. Phương pháp này chỉ phù hợp với số lượng đặt hàng vừa và nhỏ.
Khi nào nên áp dụng phương pháp in lụa vào in ấn
In trên bề mặt phẳng hoặc cong không đều hoặc không phẳng như áo thun, túi xách, gốm sứ, v.v.
In với số lượng sản phẩm nhỏ đơn giản không đòi hỏi đa dạng màu sắc chi tiết ví dụ như in logo in hình ảnh một màu.
In với màu sắc đậm và rõ nét trên các bề mặt khác nhau.
In với chất liệu đặc biệt như da, cao su, kim loại, gỗ và nhiều chất liệu khác.
>>>Tìm hiểu thêm: Công nghệ in ống đồng dành cho những đơn hàng lớn.
Dịch vụ in lụa lên bao bì nilon , bao bì giấy tại Bao Bì Thu Hồng.
Thu Hồng cung cấp dịch vụ in lụa trên các loại bao bì nilon hay bao bì giấy với giá cả hợp lý và sản phẩm đảm bảo chất lượng cao, đáp ứng mọi yêu cầu của khách hàng với thời gian sản xuất nhanh chóng.
Sử dụng in lụa để in túi hột xoài số lượng ít cho khách
Ngoài dịch vụ in lụa, Thu Hồng còn cung cấp các dịch vụ liên quan khác như thiết kế logo, tư vấn in ấn, và gia công sản xuất bao bì.
Với hơn 10 năm kinh nghiệm trong lĩnh vực in lụa, chúng tôi có thể tư vấn bạn đến ngay giải pháp sát với thực tế nhất cho khách hàng thay vì đi đường vòng thử nghiệm nhiều đơn vị không uy tín mất thêm kinh phí cũng như thời gian.
Nếu bạn có bất kỳ câu hỏi hoặc muốn biết thêm thông tin về dịch vụ in lụa của chúng tôi, xin vui lòng liên hệ với Thu Hồng theo hotline 0937 583 530 – 0985 385 733 chúng tôi sẽ rất hân hạnh được tư vấn và đáp ứng mọi yêu cầu của bạn.
Xem thêm